Là một món ăn khá phổ biến và được nhiều người ưa thích, mướp đắng còn có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh mà có lẽ không phải ai cũng biết.
Tìm hiểu ngay những mẹo vặt trị bệnh bằng mướp đắng sau đây để sống khỏe mỗi ngày.
Cây mướp đắng tùy vào vùng đất nuôi trồng mà có màu xanh đậm hoặc xanh lá cây sáng. Mặc dù mướp đắng không thể làm hài lòng tất cả mọi người bởi vị đắng của nó nhưng đây lại là loại quả chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin cần thất tốt cho sức khỏe.
Trong cây mướp đắng có chứa một loạt các chất hóa học có hoạt tính sinh học như triterpens, protein, steroid, alcaloid, saponin, flavonoid và axit do đặc điểm của cây mướp đắng có khả năng sản xuất ra những chất chống nấm, chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng, kháng virus, chống khả năng sinh sản, chống hình thành khối u, hạ đường huyết và chống ung thư…
Theo nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới thì mướp đắng – hai trái khổ qua có chứ các Glucosid triterpenic: Charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm Stgmastadienol, các chất hạ đường huyết: Pugazenthi – S – Murthy, chiết xuất ra 3 chất được đặt tên là Kakara. Đồng thời, họ cũng đã tìm ra rằng trong trái khổ qua có chứa một số protein có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào. Chưa hết, lượng vitamin và khoáng chất trong mướp đắng cũng rất dồi dào. 100g mướp đắng có chứa vitamin B1 0,8mg, vitamin B2 0,2mg, vitamin PP 3.72mg, vitamin E 18,7mg, β – caroten 0,56mg cùng các nguyên tố vi lượng như Mg, Ca, Cu, Fe, Zn.
Một vài bài thuốc hiệu quả từ Mướp Đắng
1.Chữa thấp khớp
Những nguyên liệu cần chuẩn bị
Lá mướp đắng 8 g, dây đau xương sao 8 g, cây xấu hổ 8 g, rễ nhàu 8 g, cỏ xước 8 g, cây vòi voi sao 8 g, cối xay 8 g, rễ ngũ trảo 5 g, dây thần thông 5 g, quế chi 4 g, gừng tươi 3 g. Sắc uống ngày 1 thang.
2. Tiểu đường
Mướp đắng 150 g, đậu phụ 100 g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Ăn ngày 1 lần.
3. Viêm họng
Mướp đắng 250-500 g, thịt lợn nạc 125-250 g, củ cải 100-200 g.
Mướp đắng rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày.
Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
4. Da bị mụn nhọt, trứng cá
Mướp đắng đem giã nát, vắt lấy nước cốt đắp lên những nốt mụn sẽ có tác dụng làm se đầu mụn, đánh bay mụn trứng cá hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mướp đắng để chế biến thành những loại mặt nạ dưỡng da trắng mịn tự nhiên với nguyên liệu trứng gà…
5. Thanh nhiệt, giải độc cơ thể và hạ đường huyết
Mướp đắng 100g, nấm hương 150g, đậu ván trắng 200g. Ninh đậu ván trắng cho chín kỹ, sau đó cho mướp đắng và nấm hương vào nấu chín, nêm gia vị vừa ăn. Ăn món này sẽ giúp giải nhiệt, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả trong mùa hè, giảm mỡ máu, đường huyết.
- Đây là những lý do bạn nhất định phải trồng cây sả trong nhà, nếu không sẽ hối hận
- Đây là món ăn giúp bạn “Sống lâu trăm tuổi” ít ốm đâu bệnh tật nếu ăn vào buổi tối
- Mẹo vặt chữa mỏi mắt cho dân văn phòng bạn nên biết
- Mẹo chống say tàu xe mà không sử dụng thuốc
- Mẹo sử dụng điều hòa trong thời tiết nắng nóng