Tìm hiểu cách ngăn ngừa và các sai lầm khi chữa cảm cúm
| 937 views

Thời điểm giao mùa là lúc dễ mắc cúm hơn bào giờ hết hãy cùng tìm hiểu cách ngăn ngừa và các sai lầm khi chữa cảm cúm để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân nhé!

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.

Tìm hiểu cách ngăn ngừa và các sai lầm khi chữa cảm cúm
Tìm hiểu cách ngăn ngừa và các sai lầm khi chữa cảm cúm

Cách ngăn ngừa cảm cúm

Uống đủ nước

Bất kỳ mùa nào, cơ thể đủ nước là điều rất quan trọng. Nhất là vào thời tiết lạnh, sự trao đổi chất trong cơ thể nhanh hơn khiến bạn thở ra độ ẩm nhiều hơn bình thường và điều quan trọng là bổ sung nước. Mất nước khiến niêm mạc mũi bị khô và dễ bị nhiễm virut cúm và cảm lạnh.

Mặc ấm

Mùa nào cũng có cách ăn mặc của mùa ấy. Mùa đông lạnh thì cần phải mặc ấm. Thời tiết lạnh ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch, vì vậy, thuật ngữ “cảm lạnh” là cách nói, đúng ra là hệ miễn dịch bị suy yếu và bạn dễ bị nhiễm virut.

Giữ sạch môi trường

Chống lại sự lây lan của vi khuẩn, virut trong môi trường làm việc, nhất là trong không gian mở bằng cách thường xuyên lau chùi nơi làm việc để virut cảm cún không bị lây lan.

Uống trà

Nếu bạn không phải là người nghiện trà, hãy thử uống vài ly trà mỗi ngày. Hơi nước từ trà kích thích những sợi lông mao trong mũi, giúp nó ngăn ngừa vi khuẩn, virut cảm cúm.

Sai lầm khi chữa cảm cúm

Bệnh cảm cúm tự khỏi

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường. Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần. Cũng từ suy nghĩ này mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.

Loading...

Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng.

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh vì nó chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus.

Tự ý truyền nước

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng… do các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc. Bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

Loading...

Tags : bang xep hang ngoai hang anh | xổ số miền nam |KQXSMB | lịch âm | XSMB thu 3