Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm, là bình thường
| 221 views

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm, là bình thường là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về căn bệnh tiểu đường và có người nhà bị. Mời các bạn cùng chuyên mục sức khỏe tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về nguy hiểm của đường huyết, cần hiểu rõ về mức độ đường huyết bình thường của một người trưởng thành. Đối với phần lớn những người khỏe mạnh, mức đường huyết trung bình dao động trong khoảng từ 70 đến 100 mg/dL (4,0 đến 5,6 mmol/L) khi đang ở trạng thái đói. Tuy nhiên, mức đường huyết này có thể bị ảnh hưởng bởi loại thực phẩm bạn tiêu thụ và có thể tăng lên đến 140 mg/dL (7,8 mmol/L) trong vòng 2 giờ sau khi ăn uống. Vì vậy, nếu mức đường huyết vượt quá ngưỡng bình thường, thì cần phải đề phòng và thận trọng hơn.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Khi chỉ số đường huyết tăng cao, đó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu lượng đường trong máu lúc đói cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) hoặc cao hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1-2 giờ sau ăn, thì người đó được xem là bị tăng đường huyết. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do một số vấn đề cấp tính, chẳng hạn như ăn quá nhiều carbohydrate, phẫu thuật, chấn thương, gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc, căng thẳng quá mức hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng mất nước cũng có thể là nguyên nhân.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Điều đáng chú ý là tình trạng tăng đường huyết cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như hội chứng Cushing hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc béo phì. Trong đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, mức đường huyết của người bệnh cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói và hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong khoảng 1-2 giờ sau ăn.

Ngoài ra, nếu chỉ số đường huyết đói của bạn dao động trong khoảng từ 100-125 mg/mL, bạn được coi là tiền tiểu đường. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống thì có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường có thể chữa khỏi được, trong khi tiểu đường tuýp 2 thì không. Do đó, nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn nên hết sức thận trọng.

Việc nhận diện tình trạng tăng đường huyết có thể gặp khó khăn khi không xuất hiện những triệu chứng rõ rệt cho đến khi lượng đường trong máu vượt qua mức 180-200 mg/dL (10-11,1 mmol/L). Các triệu chứng thường gặp bao gồm đi tiểu thường xuyên, cảm giác khát, mờ mắt, mệt mỏi, đau đầu, sụt cân và dễ bị nhiễm trùng. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại như tổn thương mạch máu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Vì vậy, cần can thiệp phù hợp ngay cả khi đường huyết tăng ít. Nếu đường huyết bất thường đến mức nguy hiểm tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Các trường hợp đó là rối loạn tiền đình và hôn mê do đường huyết cao.

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là một biến chứng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường type 1, và đôi khi cũng xảy ra ở người bệnh đái tháo đường type 2, do cơ thể không sản xuất đủ insulin để đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng, buộc cơ thể phải phân hủy chất béo để thay thế. Quá trình phân hủy chất béo tạo ra các axit gọi là ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và đe dọa tính mạng.

Để phát hiện tình trạng này, bạn cần kiểm tra mức đường huyết và lượng ceton trong máu hoặc nước tiểu. Nguy cơ nhiễm toan ceton cao nếu mức đường huyết trên 11,1mmol/L và lượng ceton trong máu từ 1,6mmol/L trở lên.

Tăng áp lực thẩm thấu

Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường típ 2 và thường được kích hoạt bởi bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng. Mức đường huyết có thể lên đến 1000 mg/dL (55,6 mmol/L) và cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu, gây ra hiện tượng tiểu nhiều. Nếu không được điều trị, tình trạng tăng áp lực thẩm thấu có thể gây mất nước, hôn mê và đe dọa tính mạng.

Để đánh giá nguy cơ của tình trạng này, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến khám ngay nếu mức đường huyết cao hơn 300 mg/dL (16,7 mmol/L) và không có sự cải thiện dù đã tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi vềChỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất

Xem thêm: Tiểu đường ăn bánh mì được không? nên ăn loại nào

Xem thêm: Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn bạn cần biết

Loading...

 

Loading...

Tags : bang xep hang ngoai hang anh | xổ số miền nam |KQXSMB | lịch âm | XSMB thu 3